Tin tức sự kiện

Hướng dẫn sử dụng và bảo dưỡng máy phát điện


Hướng dẫn sử dụng và bảo dưỡng máy phát điện

I. NÔỊ QUY AN TOÀN KHI LẮP ĐẶT, VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG MÁY PHÁT ĐIỆN

MFĐ CaPO được thiết kế với độ an toàn cao nhất. Tuy nhiên, trong quá trình làm việc với MFĐ luôn phải tập trung và thực hiện những điều sau:

1. Thực hiện các thao tác đầy đủ, chính xác theo hướng dẫn sử dụng.

Thực hiện đúng, chính xác các chỉ dẫn. Trong trường hợp có người khác ở bên cạnh cũng phải yêu cầu họ thực hiện đúng mọi yêu cầu an toàn.

2. Tránh ẩm ướt: ở những nơi ẩm ướt, trời mưa… có thể xảy ra chập điện, độ cách điện thấp. Phải kiểm tra nối đất.

3. Giữ gìn ngăn nắp: Không để bất cứ vật gì không cần thiết quanh MFĐ. Khi MFD đặt ở trên nền yếu phải giữ sao cho máy thẳng đứng và không bị xê dịch khi vận hành.

4. Làm vệ sinh MFĐ thường kỳ và cẩn thận, tránh bụi và ẩm.

5. Lưu ý đảm bảo độ thông thoáng: Trong khí thải có chứa chất Hazardous nguy hiểm. Nếu MFĐ làm việc ở những nơi như trong đường hầm Tuynen thì bắt buộc phải có quạt thông gió hoặc hệ thống khí thải và thoát nhiệt phải đưa ra khỏi phòng máy. Khi MFĐ làm việc ngoài trời thì tránh để khí thải  thổi vào nhà ở.

6. Nếu xuất hiện một trong những hiện tượng sau phải dừng máy ngay lập tức:

-    Màu khí thải không bình thường.

-    Độ ồn quá lớn.

-    Máy rung quá mức cho phép.

7. Kiểm tra dây điện trong các thiết bị chính sử dụng điện, phải ở trong tình trạng tốt, nếu không, phải sửa chữa hoặc thay thế.

8. Tránh quá tải: Khi quá tải, Automat bảo vệ máy làm việc, trong trường hợp đó phải giảm tải trước khi khởi động lại máy.

9. Không được động đến hộp đấu điện khi đang vận hành máy, chỉ tiếp xúc khi máy đã dừng hẳn.

10. Chú ý bảo quản và vận chuyển khi thời tiết xấu: Phải che đậy.

11. Khi rửa MFĐ phải hết sức cẩn thận, tránh để nước vào tủ điều khiển và các vị trí vào ra đầu dây, nếu không, có thể làm hỏng các thiết bị bên trong.

12. Cấm lửa: Khi nạp nhiên liệu, thay dầu hay nước chống đông phải hết sức cẩn thận vì chúng là những vật liệu dễ cháy.

-                            Không tạo bất cứ nguồn lửa nào gần MFĐ, kể cả hút thuốc.

-                            Không đặt MFĐ gần nơi có lửa.

13. Phải thận trọng khí đấu nối điện: Tất cả các đầu mối nối phải chặt.

14. Thực hiện các công việc kiểm tra và bảo dưỡng một cách tốt nhất theo hướng dẫn sử dụng chung với từng model máy.

II. MÔ TẢ THIẾT BỊ TRÊN TỦ ĐIỀU KHIỂN

CÁC PHÍM ĐIỀU KHIỂN VÀ CÀI ĐẶT:

2.1.1: Phím AUTO(Đèn AUTO sáng) Thông thường khoá sẽ để ở vị trí này, lúc đó máy sẽ tự khởi động khi mất điện lưới (có thể mất pha hoặc điện áp năm ngoài giới hạn chương trình) và tự dừng khi có nguồn điện lưới trở lại (điện áp nằm trong giới hạn chương trình)

Các giá trị điện áp giới hạn và thời gian chuyển đổi có thể thay đổi được (xem Catalog)

2.1.2: Phím OFF(Đèn OFF sáng)

   Sử dụng để dừng máy trong khi máy đang vận hành ở chế độ TEST, khi muốn khoá máy không cho tự động chạy khi mất điện lưới ta ấn off (đèn OFF sáng). Khi nguồn điện lưới có và đảm bảo điện áp trong giới hạn chương trình thì công tắc tơ lưới vẫn đóng.

 2.1.3: Phím TEST: (Đèn TEST sáng)

   Sử dụng để khởi động máy chạy kiểm tra định kỳ trong khi nguồn điện lưới vẫn còn, công tắc tơ nguồn lưới vẫn đóng. Khi nguồn lưới mất thì công tắc tơ máy phát sẽ đóng, khi có nguồn điện lưới trở lại ATS sẽ chuyển đổi sang nguồn điện lưới nhưng máy vẫn hoạt động.

Muốn dừng máy ta ấn AUTO hoặc OFF.

2.1.4: Phím LOAD TEST: (Đèn LOAD TEST Sáng)

   Sử dụng để kiểm tra máy phát dưới tải. lựa chọn này chỉ sử dụng một lần, động cơ sẽ chạy mang tải liêu tục cho đến khi lựa chọn chế độ khác.

2.1.5: Phím ALARM MUTE: Khi có sự cố còi sẽ báo, ta ấn phím này còi báo sẽ ngừng hoạt động, tuy nhiên sẽ hoạt động lại vào lần sau.

Phím này sẽ kết hợp với các phím khác để cài đặt tham số của chương trình (xem catalog)

2.1.6: Phím MENU: ấn phím này ta kiểm tra được các thông số sau:

   - Số vòng quay động cơ

   - Điện áp pha, điện áp dây của máy phát và nguồn lưới (Vôn)

   - Dòng điện các pha của máy phát (Ampe)

   - Áp suất dầu nhớt (Bar)

   - Nhiệt độ nước làm mát (oC)

   - Tần số máy phát (Hz)

   - Công suất hiện tại máy đang mang tải (Kw)

   - Mức nhiên liệu trong bình dầu (%)

   - Điện áp ắc quy máy phát (VDC)

   - Cosphi máy phát

Kết hợp với các phím khác để cài đặt tham số của chương trình (xem catalog)

2.1.7:  Phím LAMP TEST:

 Kiểm tra chất lượng các đèn hiển thị khi máy chuẩn bị hoạt động, kết hợp cùng các phím khác để cài đặt tham số của chương trình (xem catalog)   

III. QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG MÁY PHÁT ĐIỆN

Loại công việc

Mô tả công việc

Ghi chú

Bảo trì chế độ A

Kiểm tra định kỳ mỗi 6 tháng/lần hoạt động ở chế độ dự phòng

Sau 06 tháng họat động ở chế độ dự phòng hoặc sau 250 giờ máy hoạt động (Bảo trì )

- Kiểm tra báo cáo chạy máy

- Kiểm tra động cơ:

  • Rò rỉ dầu, nhớt, nước làm mát.
  • Thông số đồng hồ và hệ thống an toàn.
  • Kiểm tra áp lực nhớt.
  • Kiểm tra tiếng động lạ.
  • Kiểm tra hệ thống khí nạp.
  • Kiểm tra hệ thống xả.
  • Kiểm tra ống thông hơi.
  • Kiểm tra độ căng đai.
  • Kiểm tra tình trạng cánh quạt.
  • Kiểm tra & điều chỉnh hiệu điện thế. (Nếu có… )

-Bảo trì lần thứ nhất

  • thay bộ lọc nhớt
  • Thay bộ lọc nhiên liệu
  • Thay nhớt máy
  • Vệ sinh bộ lọc gió

Thời gian hoạt động của máy từ 0 giờ đến 1000 giờ chạy máy

Bảo trì chế độ B

Mỗi 500 giờ hoặc 12 tháng hoạt động ở chế độ dự phòng

Sau 2 – 5 năm họat động ở chế độ dự phòng

(Tiểu tu )

* Kiểm tra và bảo trì động cơ:

Lặp lại các bước kiểm tra định kỳ chế độ A.

- Kiểm tra nồng độ dung dịch nước làm mát, nếu thiếu phải châm thêm.

- Kiểm tra hệ thống lọc khí:

  • Kiểm tra đường ống cứng, ống mềm, các mối nối.
  • Kiểm tra bộ chỉ thị áp lực trên đường nạp.
  • Thay thế bộ lọc gió, nếu cần.

- Kiểm tra hư hỏng, nứt hoặc vặn đai (thay thế nếu cần).

- Kiểm tra tình trạng cánh quạt.

- Kiểm tra tình trạng bộ tản nhiệt.

- Kiểm tra và điều chỉnh hiệu điện thế.

* Thay:

  • Nhớt máy.
  • Lọc nhớt, dầu và nước, lọc gió (nếu cần).
  • Nước làm mát

- Chạy máy, kiểm tra tổng thể máy phát điện

Từ 1000 giờ đến 2000 giờ

Bảo trì chế độ C

Mỗi 2000 giờ hoặc 04 - 07 năm hoạt động

ở chế độ dự phòng( Trung tu lần 1)

 

- Làm sạch động cơ.

- Điều chỉnh khe hở xúp bắp & béc phun.

- Kiểm tra hệ thống bảo vệ động cơ.

- Bôi mỡ bánh căng đai, phần ngoài động cơ.

- Kiểm tra và thay thế những đường ống hư.

- Bình điện. ( Thay mới nếu không đủ điện )

- Xiết lại những bulông bị lỏng.

- Kiểm tra toàn bộ máy phát điện.

- Đo và kiểm tra độ cách điện ( Đầu phát điện )

- Sau 2000 - 6000 giờ máy họat động phụ tùng cần thay .

  • Bộ lọc nhớt
  • Bộ lọc nhiên liệu
  • Bộ lọc nước
  • Dây Curoa phần trục và máy phát xạc bình ( Nếu cần)
  • Nước làm mát
  • Ong cấp nhiên liệu, các van ống ( Ong dầu nềm )

Từ 2000 giờ đến 6000 giờ

Lưu ý:

Phải có dụng cụ chuyên dùng

 

Bảo trì chế độ D

Mỗi 6,000 giờ hoạt động hoặc 07 - 10 năm

ở chế độ dự phòng (Trung tu lần 2)

 

- Lập lại chế độ bảo trì C. ( Trung tu )

  • Làm sạch động cơ
  • Kiểm tra hệ thống làm mát

- Làm sạch và cân chỉnh béc phun, bơm nhiên liệu: thực hiện trên máy chuyên dùng tại xưởng.

- Làm sạch bên ngoài hệ thống làm mát: dùng máy phun hơi nước nóng.

- Làm sạch và xúc rửa bên trong hệ thống làm mát: Dùng chất xúc rửa chuyên dùng của Fleetguard.

- Tháo rã, làm sạch và kiểm tra; Nếu phát hiện chi tiết hư hỏng thì sẽ thay thế phần Gate nhớt giữa lốc máy và gate

  • Puli cánh quạt.
  • Bộ tăng áp.
  • Bộ giảm chấn.
  • Puli giảm chấn.
  • Puli bơm nước
  • Bơm nhớt dưới gate
  • Máy phát xạc bình
  • Bơm cao áp
  • Các đường ống dẫn nước và khí nạp

- Thay :

  • Bộ sửa chữa bơm nước. ( nếu cần )
  • Bơm nhớt bôi trơn. ( Nếu cần )
  • Bộ sửa Puli trung gian.
  • Thay nước làm mát. + lọc nước
  • Thay lọc nhiên liệu và lọc nhớt

Lưu ý:

Phải có dụng cụ chuyên dùng

 

Có sẵn động cơ DEUTZ 914
Có sẵn động cơ DEUTZ 513
^ Về đầu trang